ĐỂ KHÔNG THẤT BẠI KHI THIẾT LẬP CÁC MỤC TIÊU CÁ NHÂN

Hầu như tất cả chúng ta đều ít nhiều đặt mục tiêu cho bản thân. Và năm mới là thời điểm tuyệt vời để thiết lập các mục tiêu cho cả năm. Nhưng theo một nghiên cứu của BBC thì 92% mục tiêu được thiết lập vào đầu năm sẽ thất bại. Tỷ lệ này không làm tôi quá bất ngờ, bởi lẽ việc ai đó nói ra: “tôi có mục tiêu này, tôi có mục tiêu khác” quá dễ dàng. Nhưng cách những mục tiêu này trở thành hiện thực ngoài yếu tố kỷ luật của bản thân còn phụ thuộc vào việc mục tiêu bạn đặt ra có khả thi hay không. Ví dụ như bây giờ người yêu chưa có nhưng đặt mục tiêu tháng sau phải kết hôn thì thôi thua rồi. Nói như trên không phải để các bạn chùn bước nhưng để các bạn biết rằng việc thiết lập mục tiêu và hoàn thành chúng là điều không dễ dàng. Nhưng các bạn yên tâm mọi thứ đều có cách giải quyết của nó. Hãy cùng tham khảo một vài kinh nghiệm tôi đúc kết từ nhiều nguồn sau đây:

Hầu như tất cả chúng ta đều ít nhiều đặt mục tiêu cho bản thân. Và năm mới là thời điểm tuyệt vời để thiết lập các mục tiêu cho cả năm. Nhưng theo một nghiên cứu của BBC thì 92% mục tiêu được thiết lập vào đầu năm sẽ thất bại. Tỷ lệ này không làm tôi quá bất ngờ, bởi lẽ việc ai đó nói ra: “tôi có mục tiêu này, tôi có mục tiêu khác” quá dễ dàng. Nhưng cách những mục tiêu này trở thành hiện thực ngoài yếu tố kỷ luật của bản thân còn phụ thuộc vào việc mục tiêu bạn đặt ra có khả thi hay không. Ví dụ như bây giờ người yêu chưa có nhưng đặt mục tiêu tháng sau phải kết hôn thì thôi thua rồi.

Nói như trên không phải để các bạn chùn bước nhưng để các bạn biết rằng việc thiết lập mục tiêu và hoàn thành chúng là điều không dễ dàng. Nhưng các bạn yên tâm mọi thứ đều có cách giải quyết của nó. Hãy cùng tham khảo một vài kinh nghiệm tôi đúc kết từ nhiều nguồn sau đây:

Đặt mục tiêu: đây là bước đầu và quan trọng nhất, bạn có tham khảo rất nhiều phương pháp bằng cách google. Tuy nhiên phổ biến và cá nhân tôi thích nhất là phương pháp SMART (Specific, Mearsurable, Attainable, Relevant, Time – Bound). Mỗi mục tiêu của bạn nên có những con số cụ thể, ví dụ bạn muốn trở thành một người viết tốt, mục tiêu của bạn có thể mỗi ngày phải viết một đoạn văn ít nhất 500 chữ chẳng hạn. Và đừng nên chỉ đặt mục tiêu cho vui, cho hoành tráng mà không nghĩ đến việc làm sao hoàn thành nó. Vì đơn giản mục tiêu là để bạn hoàn thành chứ không phải để đánh bóng bản thân. Nên đặt các mục tiêu vào chung với các hoạt động hiện tại của bạn để cân đối và sắp xếp thời gian hợp lý. Suy cho cùng mỗi người đều chỉ có 24 tiếng mỗi ngày, đừng để một danh sách dài các mục tiêu khiến bạn ngán ngẩm.

Lựa chọn mục tiêu quan trọng: để việc hoàn thành mục tiêu được dễ dàng, các bạn nên xác định đâu là ưu tiên số 1 trong một thời điểm nhất định. Việc này cho phép bạn phân bổ nguồn lực một cách hợp lý và hoàn thành mục tiêu nhanh hơn. Có thể nói con người chúng ta là giống loài tham lam, và cái gì cũng muốn đạt được. Nhưng với một danh sách dài những mục tiêu thì bạn phải học cách xác định sự ưu tiên.

Cụ thể hóa mục tiêu: với mỗi mục tiêu đặt ra, bạn nên cụ thể hóa chúng bằng cách liệt kê những việc bạn phải làm để hoàn tất mục tiêu. Ví dụ bạn muốn trong vòng 2 năm tới bạn sẽ được thăng cấp quản lý, bạn phải liệt kê cấp quản lý cần những yêu cầu gì, bạn đã có đủ chưa, bạn cần bổ sung hay cần học thêm những kỹ năng gì nữa không? Và chính sách công ty bạn cho việc thăng cấp này như thế nào? Bạn cần những thành tích gì?... Càng cụ thể hóa càng dễ dàng cho bạn trong việc hoàn thành mục tiêu.

Chia để trị: bằng việc cụ thể hóa mục tiêu đã nêu ở trên bạn sẽ thấy để đạt được mỗi mục tiêu chính sẽ có những nội dung công việc nhỏ mà bạn phải thực hiện. “Chia để trị” chính là sau khi bạn đã cụ thể hóa mục tiêu, bạn hãy chia nhỏ và lần lượt hoàn tất chúng từng việc một. Vừa giúp bạn kiểm soát được tiến độ, đánh giá và có thể điều chỉnh mục tiêu chính trong quá trình thực hiện. Và cũng là động lực sau mỗi lần hoàn tất công việc nhỏ để bạn vững tin hơn trong việc chinh phục những mục tiêu chính.

Tự thưởng: Mỗi chúng ta luôn luôn hào hứng làm những điều mình yêu thích. Vì thế, điều gì làm bạn thích hãy liên tục dùng chúng để tạo động lực và tự thưởng cho bản thân. Hãy biết dùng chúng như nguồn động lực ngắn hạn để khuyến khích bản thân hoàn thành những mục tiêu dài hạn.

Mục tiêu phụ: xen kẽ các mục tiêu trong một năm nên là những mục tiêu phụ gắn liền với những gì bạn yêu thích. Tâm trạng sẽ tươi mới và hưng phấn khi hoàn tất những việc bạn yêu thích, và chính điều này làm nên gia vị cho cuộc sống thêm sống động và đáng yêu. Vì thế đừng chỉ chăm chăm vào những mục tiêu vĩ mô mà hãy chú ý đến những điều giản đơn nhưng mang lại hạnh phúc mỗi ngày.

Tính kỷ luật: đây là nguyên nhân chính khiến nhiều người thất bại trong việc hoàn tất các mục tiêu đã đặt ra. Kỷ luật là điều cần thiết để duy trì công việc và đảm bảo hiệu quả công việc. Kỷ luật được hình thành từ quá trình rèn luyện chứ không phải tự dưng mà có. Vì thế bằng mọi cách hãy tôn trọng những quy tắc mà bạn đặt ra trong quá trình chinh phục các mục tiêu.

Nghĩ đến kết quả: hãy mường tượng đến ngày bạn đạt được mục tiêu, ví dụ “bắn” Tiếng Anh như “gió” sau những ngày tháng chăm chỉ học tập, song song đó bạn cũng hãy nghĩ đến viễn cảnh ngược lại: “ú ớ khi vô tình gặp một người nước ngoài hỏi đường”. Cảm giác ngọt ngào khi đạt được mục tiêu và sự ê chề đi kèm nếu không đạt được sẽ là động lực thiết thực nhất để cổ vũ bạn mỗi ngày.

Nếu mục tiêu lớn thì chia nhỏ, mục tiêu khó thì tối giản chúng bằng cách cụ thể hóa, cùng với sự kiên trì và những mẹo nhỏ ở trên, tôi tin rằng bạn sẽ thành công.

PGworks.vn